Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thoát sự ảnh hưởng của Nga.

Link Video: https://youtu.be/rWJFDoKa5o4

Theo thông tin từ báo Đất Việt ngày 13/7 nói rằng, ông Erdogan – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – dường như đã chọn ngả về Mỹ và phương Tây, để đổi lại những lợi ích nhất định.

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận đang dần xa rời Nga để ngả về phương Tây nhằm đối phó những áp lực ở trong nước, đặc biệt là vấn đề kinh tế.

Trong hơn một năm qua, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây lao dốc vì khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thành công trong việc duy trì chính sách “môi giới quyền lực”, biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng trong các nỗ lực trung gian hòa giải.

Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay không người lái (UAV) tự sát Bayraktar TB-2 cho Ukraine, nhưng cũng phản đối châu Âu tăng sức ép với Nga, đồng thời thúc đẩy hợp tác dầu khí với Moscow. Erdogan duy trì quan hệ cá nhân tốt đẹp với Vladimir Putin, đồng thời thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.

Lập trường này khiến Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bị gọi là “đồng minh rắc rối” của NATO và châu Âu. Đất Việt nói thêm.

Giáo sư Mustafa Kibaroglu, Trưởng khoa Kinh tế, Hành chính và Khoa học Xã hội của Đại học MEF tại Istanbul, từng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang ở vị thế trở thành một cầu nối để Nga và phương Tây cùng đàm phán.

Tuy nhiên, Mỹ đã cảnh báo nhiều lần rằng nước này sẽ đánh vào những quốc gia giúp Nga thoát khỏi lệnh trừng phạt bằng “các lệnh trừng phạt thứ cấp” nhưng EU vẫn chưa lên tiếng công khai về việc này.

Một quan chức cấp cao phương Tây từng đề xuất các quốc gia hãy kêu gọi các công ty và ngân hàng của mình rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ nếu ông Erdogan thực hiện theo những cam kết mà ông đưa ra với Tổng thống Putin hôm 5/8. Đây được đánh giá là một lời đe dọa bất thường bởi điều đó có thể làm tê liệt nền kinh tế 800 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên NATO, nếu các công ty nước ngoài đồng ý thực hiện.

Nhưng giờ đây, khi đối đầu với nhiệm vụ khó khăn là vực dậy nền kinh tế đất nước đang rơi vào đà suy thoái, Erdogan dường như đã chọn ngả về Mỹ và phương Tây để đổi lại những lợi ích nhất định.

Thay đổi trong chính sách đối ngoại của Erdogan có thể tạo ra những tác động sâu rộng đối với cán cân quyền lực ở châu Âu và cuộc chiến Ukraine, theo giới quan sát.

Hình: Báo Đất Việt đưa tin

Hồi tuần trước, Tổng thống Erdogan đã chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Istanbul, chấp thuận trả tự do cho 5 chỉ huy Tiểu đoàn Azov bất chấp thỏa thuận trước đó với Nga.

Thượng nghị sĩ Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Thượng viện Nga, hôm 10/7 cho rằng những “quyết định khiêu khích” gần đây của Tổng thống Erdogan cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ “đang dần chuyển từ nước trung lập thành quốc gia không thân thiện”. Ông còn tuyên bố quyết định phóng thích 5 chỉ huy Tiểu đoàn Azov là “cú đâm sau lưng” Nga.

Theo thỏa thuận trao đổi tù nhân tháng 9/2022 giữa Nga và Ukraine do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, sau khi được Nga phóng thích, 5 chỉ huy này được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ ở lại đây “đến khi chiến sự kết thúc”. Tuy nhiên, họ được trở về nước sau nỗ lực đàm phán của Tổng thống Zelensky và những người này tuyên bố sẽ sớm quay lại chiến đấu.

Giới phân tích nhận định những động thái hướng về phương Tây gần đây của Tổng thống Erdogan được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, trong đó kinh tế là một động lực lớn.

Quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây trải qua nhiều căng thẳng. Mỹ đã trừng phạt Ankara năm 2020 vì mua hệ thống phòng không S-400 từ Moscow, mặc dù các biện pháp này nhằm vào ngành quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ hơn là toàn bộ nền kinh tế.

Tổng thống Erdogan, người từng nhiều lần đe dọa phủ quyết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, bị nhiều nước phương Tây coi là một đồng minh không đáng tin cậy. Nhưng tin tức gần đây cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cho Thuỵ Điển gia nhập Nato.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng nhấn mạnh vị trí quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này kiểm soát việc tiếp cận các eo biển nối Biển Đen với Biển Địa Trung Hải.

Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> ĐakLak: cấp phép cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào danh mục cấm.

>>> “Tôi đã hiểu vì sao người ta xin lỗi bác Trọng”

>>> Ông Tô Anh Dũng nộp lại 16 tỉ đồng tham nhũng

>>> “Cóc” còn nhiều nhưng ông Tô sẽ bắt được bao nhiêu?

Chống dịch và vấn đề của thể chế.