Vì sao, loạt “đệ tử” ruột trá hàng để trụ lại của Ba Dũng, thời Tổng Trọng không bị lộ?

Theo giới phân tích, việc một cựu Thủ tướng trở lại chấp chính là điều không thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc ông Ba Dũng nhiều lần xuất hiện bên cạnh Tô Tổng, trong một số sự kiện chính trị, cho thấy, cựu Thủ tướng Ba Dũng vẫn giữ vai trò quân sư hay cố vấn, và chắc chắn có ảnh hưởng trên chính trường.

Trên mạng xã hội, người ta chia sẻ một ý kiến được cho là của cựu Thủ tướng, góp ý với Tô Tổng, “muốn chống tham nhũng, lãng phí thì phải chống bằng thể chế, cơ chế, chứ không phải bằng đốt lò”. Điều này được đánh giá là một chủ trương đúng đắn, và phù hợp với xu thế của thời đại.

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng cho rằng, các nhân vật chủ chốt còn lại sau cuộc chiến quyền lực, là Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang, đều là 3 “đệ tử” ruột của ông Ba Dũng. Đây là những người vẫn còn trụ lại và tiếp tục leo cao dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Một câu hỏi đặt ra là, vì sao, hàng loạt “đệ tử’” ruột của Ba Dũng, trá hàng để trụ lại ở thời Tổng Trọng, mà không bị lộ? Phải chăng, chính điều này đã khiến ông Tô Lâm tỏ ra rất tự tin, và đánh đâu thắng đấy.

“Tứ trụ” hiện nay được cho là toàn những người của ông Ba Dũng, gồm Tô Tổng, Thủ Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ông Mẫn quê Cần Thơ là một đệ tử của Ba Dũng và Phạm Minh Chính.

Điểm lại các sự kiện để thấy, sau khi Tướng Lương Tam Quang nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an, giới thạo tin đã có các ý kiến khẳng định: “Cuối tháng 7, đầu tháng 8 này sẽ có tin rất quan trọng của quốc gia”. Nếu nhìn lại, có lẽ, đó là sự kiện Chủ tịch nước Tô Lâm nhậm chức Tổng Bí thư.

Ông Ba Dũng được đánh giá là rất cao tay, khi còn cầm quyền, ông áp đảo Tổng Trọng tại khóa 11, và đã chọn Tướng Phan Văn Giang để bồi dưỡng, kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo giới quan sát, Tướng Giang là Tiến sĩ Khoa học Quân sự, giao tiếp tiếng Anh tốt, có uy tín cao trong quân đội, là một tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược quân sự hiện đại. Kết quả tại các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương, cũng như Quốc hội, Đại tướng Phan Văn Giang luôn nằm trong số ít lãnh đạo nhận được tỉ lệ phiếu “tín nhiệm cao” trên 95%.

Đồng thời, quân đội Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, đã được quy hoạch, sắp xếp lại, và được xây dựng theo hướng theo tinh, gọn, mạnh, từ 4 quân đoàn, nay sáp nhập chỉ còn 2 quân đoàn, và sẽ hoàn tất trong tháng 8/2024.

Còn nhớ, năm 2014 đã xuất hiện loạt bài gồm 12 phần, với tiêu đề “Ai đang làm khánh kiệt đất nước?”, trên mạng xã hội. Có nguồn tin tiết lộ, tác giả Dương Vũ của bài viết này, chính là Thượng tướng Công an Bùi Văn Nam – một vị tướng duy nhất còn được ở lại sau Đại hội 12, khi Tổng Trọng sắp xếp lại Bộ Công an.

Vào năm 2019, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã tổ chức một cuộc họp bí mật, tại khu biệt thự Vinhomes Riverside Long Biên. Cuộc họp bao gồm các nhân sự thuộc danh sách “hậu Nguyễn Tấn Dũng”, với mục tiêu chuẩn bị cho thế lực chính trị của ông Ba Dũng quay trở lại. Người ta không hiểu, vì lý do gì mà Tổng Trọng đã không đề phòng, để có một kết cục như ngày hôm nay?

Xin nhắc lại, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng là một Thủ trưởng cũ mà ông Tô Lâm từng là Thư ký riêng. Tướng Hưởng từng được đánh giá là người mưu mẹo khôn lường, đã từng làm cho Tổng Trọng “thất điên bát đảo” trong nhiệm kỳ đầu tiên, 2011 – 2015.

Việc ông Trọng không thể xử lý kỷ luật được Ba Dũng, là nhờ công “tham mưu” của Tướng Hưởng. Chính vì thế, năm 2013, Tổng Trọng và Bộ Chính trị đã ép Ba Dũng phải cho Tướng Hưởng nghỉ hưu.

 

Trà My – Thoibao.de